Nên nuôi dế vào mùa nào? (Phần 2)

22:38 |
Các bạn có thể xem lại Nên nuôi dế vào mùa nào? (Phần 1)
Ở phần 2, minh sẽ giới thiệu cách nuôi dế vào thời tiết lạnh và hanh khô:

- Với thời tiết lạnh ở miền bắc và miền trung khi chuẩn bị chuồng nuôi cũng như môi trường sống cho dế chúng ta phải tập chung những đặc điểm sau đây:
+ Chuồng dế phải ở những nơi kín gió, tránh gió lạnh trực tiếp thổi vào, lỗi ra vào phải đóng lại khi ra vô.
+ Vào ban đêm nêu thời tiết quá lạnh tốt nhất nên sử dụng đền có ánh sáng vàng để tạo nhiệt ấm cho chuồng nuôi.
+ Các bạn nên bỏ thêm một lớp rơm mỏng hoặc giấy báo cắt nhỏ để dế có thể ẩn nấp, đồng thời cũng có thể giữ nhiệt cho chuồng nuôi.
+ Thức ăn cũng nên được thanh thường xuyên vì trời lạnh thức ăn cũng lạnh theo, ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể của dế.
Cách nuôi dế sinh sản không phức tạp quá đúng không các bạn?
- Với thời thiết khô hanh và nóng, thì cách thức thực hiện đơn giản hơn so với khi trời lạnh
+ Thức ăn tươi mát, được vệ sinh dễ dàng.
+ Nên đặt dế ở những nơi bóng râm mát mẻ, độ ẩm xung quanh khoảng 70%, nhiệt độ môi trường duy thì 23 - 25 độ C là tốt nhất
+ Nếu thời tiết quá nóng, bạn nên có hệ thống phun sương xung quanh để giảm nhiệt độ xung quanh chuồng dế
+ Một ngày bạn phun sương lên bề mặt thùng nuôi và thức ăn từ 4 đến 6 lần nhiều hơn so với thông thường 2 - 3 lần là tốt nhất.
+ Nên cho dế ăn các thức ăn chứa nhiều nước bên trong như: vỏ dưa hấu, rau xà lách,..
Chúc các bạn thành công, cảm ơn đã đọc bài Nên nuôi dế vào mùa nào? (Phần 2)

Nên nuôi dế vào mùa nào? (Phần 1)

00:32 |
Như đã biết, dế thường phát triển mạnh vào mùa mưa, khi thời tiết bắt đầu đổ mưa, độ ẩm lên cao, cũng là thời điểm mà lúa đã ngặt, rơm được người dân để ngoài đồng. Đó cũng chính là thời điểm sinh sản mạnh nhất của loài dế.
Trong cách nuôi dế sinh sản đã được giới thiệu trong bài trước, việc nuôi dế không thể nuôi theo mùa vụ được: thứ nhất, vì nhu cầu người tiêu thụ rất cao, nếu chúng ta cung cấp không đủ thì dẫn đến mất lòng tin cũng như uy tín của khách hàng. Thứ hai, nếu nuôi dế theo mùa vụ thì một năm chúng ta chỉ tiến hành nuôi được từ 2 - 3 tháng vào đầu mùa mưa.

Ở bài viết hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi dế sinh sản trong cả năm? Mình sẽ chia thành hai phần các bạn chú ý theo dõi và đón đọc nhé!
Ở phần này mình sẽ nói về làm thế nào để tạo môi trường để dế có thể tưởng mình đang ở trong môi trường mà chúng yêu thích. Có như vậy dế mới có thể sống tốt và bắt đầu quá trình sinh sản một cách thuận lợi nhất.
Như các bạn biết, mùa mưa thì thường độ ẩm cao, khí trời mát mẻ, buổi sáng thường có sương mù, đó là những yếu tố mà loài dế thuận lợi trong việc phát triển:
- Về môi trường nuôi: chúng ta nên tạo môi trường nuôi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Thường thì bạn có thể nuôi trong nhà, mình khuyến khích nên để chuồng dế về hướng đông của nhà tránh buổi chiều ánh nắng cũng như nhiệt độ từ bên ngoài truyền vào gây nóng và chết dế. Với các bạn không có đủ không gian trong nhà để nuôi thì có thể đưa ra ngoài sân hoặc vườn có mái che hoặc bóng mát, đồng thời tránh xa chim chóc, chuột, thằn lằn vì những con này coi dế là một món ăn khoái khẩu của nó.
Sử dụng thúng xốp để nuôi dế (có nắp đậy)

- Về chăm sóc: hằng ngày vào sáng sớm và sế chiều, các bạn sử dụng bình phun nước dạng sương xịt một lớp mỏng đọng trên thùng vào chỗ đu bám của dế để dế cảm thấy được độ ẩm, kích thích quá trình sinh sản cũng như đẻ trứng của dế.

Dùng bạn che phủ xung quanh để tránh ánh nắng vào dế

- Về thức ăn: Các bạn nên cho dế ăn những loại thức ăn có độ ẩm cao, mọng nước cũng cấp đầy đủ nước cho dế. Thường thi rau củ trước khi cho dế ăn, các bạn rửa sạch, để ráo, khi cho vào thùng dế thì phun một lớp sương mỏng trên bề mặt thức ăn để thu hút dế đến ăn cũng như tạo độ ẩm xung quanh bề mặt, giúp thức ăn tươi và tạo độ mềm giúp dế dễ ăn và tiêu hóa các bạn nhé.
Thức ăn cho dế

Ở phần 2 mình sẽ giới thiệu về cách nuôi dế trong điều kiện trời lạnh. Cảm ơn các bạn!


Dế ở đâu là tốt nhất trong điều kiện nuôi nhốt?

22:44 |
Như đã biết, môi trường nuôi là yếu tố quan trọng thứ 2 sau chọn giống trong cách nuôi dế sinh sản phải không nào? Tùy vào điều kiện nơi ta sống, vốn mỗi người mà có cách chọn chuồng nuôi thích hợp cho từng vùng miền khác nhau. Sau đây mình xin giới thiệu một số ưu và nhược điểm về các môi trường được áp dụng phố biến hiện nay, để từ đó những người mới bắt đầu bước vào nghề nuôi dế có thể hiểu rõ đồng thời có sự lựa chọn thích hợp hơn.
Hiện nay hầu hết dân nuôi dế đều tập trung nuôi dế trong các thùng với các vật liệu như sau:
- Thùng nhựa.
- Thùng xốp.
- Thùng gỗ.
Thùng nhựa: yêu cầu thúng chó khoảng 1 mét, đường kính 70 cm, thuận tiện cho việc chăm sóc và sắp đặt
Thùng nhựa nuôi dế

- Ưu điểm:
Sạch sẽ, có nắp đậy, vì được làm bằng nhựa nên nhiệt độ bên trong cách ly so với nhiệt độ bên ngoài.
Trách tình trạng ẩm mốc, có thành cáo tránh các loại vật gây gại cho dế có thể xâm nhập vào.
Tuổi thọ lâu, thích hợp cho người ngắn bó lâu dài
- Khuyết điểm:
Dế chỉ có thể ở dưới đáy cũng như trên các rơm rạ, hoặc rể lót nồi cơm mà ta để bên trong mà thôi.
Chi phí cao.
Thùng xốp: ta lựa chọn thùng xốp còn nguyên vẹn, chào 40 - 50 cm, chiều ngang 40 cm và chiều dài 60 cm - 80 cm. Khi lựa chọn xong chuồng nuôi, chúng ta nên dán một đường băng keo trên viền mỗi thùng xốp để tránh dế bò ra ngoài.
Thúng xốp nuôi dế

- Ưu điểm:
Tạo nhiều diện tích cho dế bám vào.
Chi phí rẻ, thích hợp cho người vốn thấp và mới bắt đầu nuôi
- Khuyết điểm:
Dế có bộ hàm khỏe nên bề mặt xốp nếu bạn không cung cấp đầy đủ thức ăn cho dế thì dế sẽ có xu hướng gậm nhấm bề mặt xốp, gây thiệt hại đáng kể.
Phân dế sinh ra bám và bề mặt xốp, rất khó làm sạch
Thùng gỗ: tùy vào diện tích trang trại cũng như quy mô nuôi mà bạn có thể đóng thùng gỗ phú hợp.
Thùng gỗ nuôi dế

- Ưu điểm:
Linh hoạt cho người nuôi dế muốn tự mình làm chuồng nuôi.
Chi phí khá rẻ, nuôi được số lượng dế rất lơn
- Khuyết điểm:
Nếu diện tích thùng lớn khó di chuyển và vệ sinh
Nêu chuồng dế có cá thể bị bệnh thì buộc lòng phải bỏ tất cả, gây thiệt hại khá lớn.